HomeSức khỏeMổ u não sau 8 tháng trì hoãn

Mổ u não sau 8 tháng trì hoãn

[ad_1]

TP HCMÔng Lộc, 74 tuổi, có u não kích thước 5 cm nhưng 8 tháng vẫn không dám mổ do sợ di chứng, lần này bác sĩ được robot AI dẫn đường loại bỏ khối u an toàn.

Ngày 21/10, ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ông Nguyễn Đăng Lộc (Hà Nội) gửi bệnh án trực tuyến nhờ bác sĩ đánh giá tình trạng, một ngày sau đến khám trong tình trạng đau đầu nhẹ, chưa yếu liệt tay chân.

Kết quả chụp MRI lồng ghép DTI (chụp các bó sợi thần kinh) ghi nhận não bệnh nhân có một khối u trong trục, ở vùng thùy đính chẩm bên phải. Theo bác sĩ Tấn Sĩ, đây là u sao bào độ thấp thuộc nhóm u thần kinh đệm. Các bó sợi thần kinh bị đẩy dạt sang một bên, bọc quanh khối u.

Gia đình cho biết 8 tháng trước ông Lộc đang gắp thức ăn đột nhiên bất động khoảng một phút nhưng sau đó không nhớ việc vừa xảy ra. Bác sĩ ở một bệnh viện Hà Nội chẩn đoán ông có khối u não ở vùng nguy hiểm, dù không có biểu hiện đau đầu, không yếu liệt các chức năng. Bác sĩ khuyên mổ nhưng người bệnh có nguy cơ gặp di chứng.

Lần này bác sĩ Tấn Sĩ đánh giá nếu để kéo dài, khối u phát triển ngày càng lớn, gây choán chỗ trong não kèm theo sức khỏe người bệnh yếu đi khiến phẫu thuật khó khăn hơn. Nếu phẫu thuật loại bỏ u bằng kỹ thuật truyền thống, bệnh nhân có thể đối diện nguy cơ biến chứng như chảy máu, rò dịch não tủy, yếu liệt… Sau hội chẩn, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật bằng robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho ông Lộc.





Các bác sĩ phẫu thuật lấy u não cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ phẫu thuật lấy u não cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Tấn Sĩ và ê kíp mổ mô phỏng trước trên phần mềm chuyên dụng của robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Chọn vị trí mở hộp sọ và đường tiếp cận khối u ở những rãnh của vỏ não, không làm tổn thương các bó dẫn truyền thần kinh cạnh bên.

Trong cuộc mổ thực tế, ê kíp theo đường mổ mô phỏng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị dẫn đường thần kinh Neuro-Navigation ứng dụng AI, tiếp cận khối u bở và dễ chảy máu. Bác sĩ bóc tách, dùng máy siêu âm Cusa đánh nhỏ và hút hết u.

Hai ngày sau mổ, ông Lộc khỏe hơn, đi lại bình thường và một tuần sau xuất viện.





Ông Lộc cảm ơn bác sĩ Tấn Sĩ và kê kíp mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ông Lộc cảm ơn bác sĩ Tấn Sĩ và kê kíp mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết các phương pháp mổ truyền thống (vi phẫu, mổ mở) chỉ giúp bác sĩ đánh dấu được tọa độ của khối u theo hướng dẫn định vị (Navigation). Với phương pháp mổ u não bằng robot, bác sĩ được hỗ trợ thêm hình ảnh DTI chụp các bó sợi thần kinh xung quanh khối u. Nhờ đó xác định đường tiếp cận khối u an toàn, không làm tổn thương các bó sợi thần kinh quanh u và mô não lành, bảo tồn tối đa các chức năng thần kinh của người bệnh.

Anh Minh

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp


[ad_2]

Bạn quan tâm