HomeSức khỏeBiến chủng mới của Omicron khiến số ca Covid ở Ấn Độ...

Biến chủng mới của Omicron khiến số ca Covid ở Ấn Độ tăng

[ad_1]

Ấn Độ ghi nhận số ca Covid-19 tăng nhanh do biến chủng mới của Omicron là XBB.1.16 gây ra, song chưa phát hiện chủng này có độc lực nghiêm trọng hơn các phiên bản khác.

Hôm 3/4, Ấn Độ phát hiện thêm 3.400 ca nhiễm nCoV, đánh dấu mức tăng theo ngày lớn nhất trong hơn 6 tháng. Vào tháng 2, nước này chỉ ghi nhận trung bình 100 ca Covid mỗi ngày. Đại diện Bộ Y tế và Sức khỏe Gia đình cho biết biến chủng mới của Omicron là XBB.1.16 là “thủ phạm” chính gây ra đợt lây nhiễm.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19, cho biết: “Hầu hết trình tự gene của XBB.1.16 là từ Ấn Độ. Nó đã thay thế các biến chủng khác đang lưu hành. Vì vậy, đây là biến chủng đáng được lưu tâm”.

XBB.1.16 là một trong 600 biến chủng phụ của Omicron, tái tổ hợp từ BA.2.10.1 và BA.2.75. Hiện tượng tái tổ hợp xảy ra khi một người nhiễm nhiều biến chủng riêng biệt cùng lúc, cho phép hai biến chủng khác nhau tương tác trong quá trình sao chép. Khi vật liệu di truyền trộn lẫn, chúng sẽ tạo ra phiên bản lai mới, theo Thư viện Memorial Sloan Kettering, Mỹ.

Bà Van Kerkhove lưu ý XBB.1.16 có khả năng lây nhiễm và lây bệnh cao. Tại Mỹ, biến chủng được ghi nhận ở các bang đông đúc như California, Washington, New Jersey, New York, Virginia và Texas, theo dữ liệu từ Viện Công nghệ New York. Uớc tính hiện XBB.1.16 chiếm 2,9% tổng số ca nhiễm tại nước này.

Người dân đi lại ben cạnh bức tranh cổ động chống dịch Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 2/2022. Ảnh: Reuters

Người dân đi lại bên cạnh bức tranh cổ động chống dịch Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 2/2022. Ảnh: Reuters

Dù góp phần làm tăng đột biến số ca mắc bệnh ở Đông Nam Á và Ấn Độ trong những tuần gần đây, biến chủng không làm gia tăng số người chết, WHO báo cáo. Thực tế, các trường hợp tử vong trong những khu vực trên đã giảm 6% trong 4 tuần qua.

“Báo cáo đến nay cho thấy số ca nhập viện, vào phòng hồi sức tích cực (ICU) hoặc tử vong do XBB.1.16 không tăng. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu cho thấy XBB.1.16 khiến bệnh nghiêm trọng hơn”, WHO cho biết.

Theo tiến sĩ Monica Gandhi, phó khoa HIV, Bệnh truyền nhiễm và Y học Toàn cầu của UC San Francisco, ngay cả khi XBB.1.16 lan rộng, thế giới vẫn đang đi theo tình huống tốt nhất. Trong đó, các biến chủng mới tiếp tục xuất hiện, nhưng không khiến số ca nhiễm nghiêm trọng và nhập viện tăng cao.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Van Kerkhove, thế giới cần cảnh giác. Bà nhận định các nước nên có hệ thống giám sát chặt chẽ để theo dõi các biến chủng đang lưu hành và mới xuất hiện. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn thuốc kháng virus, cung cấp cho bệnh nhân để ngăn ngừa các triệu chứng chuyển nặng. Ngoài ra, nhóm dễ bị tổn thương như người già, người suy yếu miễn dịch và nhân viên y tế cần tiêm mũi vaccine nhắc lại theo quy định.

Thục Linh (Theo ABC News, Time)

[ad_2]

Bạn quan tâm