HomeSức khỏeBị ngạnh cá trê đâm vào tay gây nhiễm khuẩn huyết

Bị ngạnh cá trê đâm vào tay gây nhiễm khuẩn huyết

[ad_1]

Hà NộiVài ngày sau khi bị gai mang cá trê (ngạnh cá) đâm vào mu bàn tay, người phụ nữ 57 tuổi sốt, tổn thương lan lên cánh tay, bác sĩ xác định nhiễm khuẩn huyết.

Ngày 30/3, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, viêm mô tế bào, tình trạng nặng.

Bệnh nhân làm nghề bán cá, tiền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm, uống thuốc nam thường xuyên. Sau khi bị gai cá đâm vào tay phải, bà đến cơ sở y tế khám, được chẩn đoán viêm mô tế bào. Năm ngày sau tình trạng không cải thiện, bà được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Viêm mô tế bào là do vi khuẩn tấn công vào cơ thể thông qua vết xước, côn trùng cắn ở da, dấu hiệu nổi ban đỏ, đau, nóng, sưng. Vùng tổn thương xuất hiện bọng nước, bệnh nhân sốt cao có thể do nhiễm trùng nặng. Tình trạng nhiễm trùng tiến triển rất nhanh, có thể xuất hiện sau vài giờ sốt, ớn lạnh, tăng nhịp tim. Bệnh nhân có thể tử vong do sốc nhiễm trùng nếu không điều trị sớm.

Bác sĩ cảnh báo người có cơ địa suy giảm miễn dịch như xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc nam không rõ nguồn gốc… rất dễ bị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn từ nước xâm nhập. Khi ấy, nguy cơ gây hoại tử nghiêm trọng, tiến triển sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng.

Người suy giảm miễn dịch phải tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, quản lý bệnh nền tốt để phòng tránh rối loạn hay ức chế miễn dịch nặng hơn. Trường hợp có vết thương phải xử lý đúng cách. Người làm nghề tiếp xúc với cá hay môi trường nước, chăm sóc động vật, phải đeo găng tay dày để tránh xây xước lây nhiễm vi khuẩn. Khi bị xây xước không nên chủ quan, phải sát khuẩn vết thương ngay, đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời.

Thúy Quỳnh


[ad_2]

Bạn quan tâm