HomeSức khỏeCách chăm sóc răng miệng giảm mùi hơi thở

Cách chăm sóc răng miệng giảm mùi hơi thở

[ad_1]

Dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày giúp ngăn hơi thở có mùi, khám răng định kỳ để phát hiện sớm viêm nướu.

Thức ăn được phân hủy trong miệng, hấp thụ vào máu và di chuyển đến phổi, ảnh hưởng đến không khí thở ra. Sau khi ăn, thức ăn còn sót lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển giữa các kẽ răng, xung quanh nướu và trên lưỡi tạo ra mùi hôi miệng. Viêm nướu do vệ sinh răng miệng kém cũng có thể khiến hơi thở có mùi.

Các nguyên nhân nha khoa khác bao gồm sử dụng răng giả, nhiễm trùng nấm men ở miệng và sâu răng. Hút thuốc làm ố răng, giảm khả năng nếm thức ăn, có thể kích ứng nướu. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách dễ để lại mùi. Dưới đây là một số gợi ý để giảm mùi hơi thở.

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên hơn: Thói quen dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn có thể loại bỏ mảng bám trên răng, làm sạch kẽ răng. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa nhiều lần trong ngày.





Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn ở kẽ răng. Ảnh: Freepik

Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn ở kẽ răng. Ảnh: Freepik

Đánh răng: Vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám. Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ tốt cho sức khỏe răng miệng.

Nên thay bàn chải ít nhất ba tháng một lần và sau khi vừa khỏi ốm. Chuẩn bị bàn chải đánh răng ở nơi làm việc, trường học, không dùng chung với người khác vì dễ lây bệnh. Không dùng bàn chải quá cũ hoặc quá cứng vì dễ làm tổn thương miệng dẫn đến hơi thở có mùi. Nên làm sạch răng giả và niềng răng (nếu có) trước khi sử dụng.

Súc miệng: Bên cạnh dùng chỉ nha khoa và đánh răng, nước súc miệng góp phần loại bỏ vi khuẩn. Súc miệng sau bữa ăn giúp giải phóng những mẩu thức ăn mắc kẹt trong răng, miệng thơm mát hơn.

Cạo lưỡi: Lớp phủ hình thành trên lưỡi thường là nơi chứa vi khuẩn có mùi. Dụng cụ cạo lưỡi tạo áp lực trên bề mặt của vùng lưỡi, làm sạch mảng bám, vi khuẩn tích tụ.

Chăm sóc nướu: Giữ cho nướu khỏe bằng nước súc miệng sát trùng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, phòng tránh mảng bám hình thành gây viêm nướu.

Khám răng: Nên đến nha sĩ ít nhất hai lần một năm để khám răng miệng và làm sạch răng. Bởi bệnh nha chu, khô miệng hoặc các vấn đề khác có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Bên cạnh chăm sóc răng miệng, nên ngừng hút thuốc, hạn chế các món nhiều đường vì dễ tạo ra axit làm mòn răng và gây hôi miệng.

Một số cách khác như nhai kẹo cao su không đường kích thích sản xuất nước bọt, loại bỏ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Ăn nhiều trái cây và rau quả như táo, cần tây, cà rốt, thịt ở mức vừa phải. Uống nhiều nước, phòng tránh miệng khô, dùng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm ẩm không khí trong nhà. Ghi lại nhật ký thực phẩm tiêu thụ và hạn chế nếu bị hôi miệng sau ăn.

Anh Chi (Theo WebMD)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp


[ad_2]

Bạn quan tâm