HomeTin tứcThợ điện chế máy lột vỏ dừa khô

Thợ điện chế máy lột vỏ dừa khô

[ad_1]

Tiền GiangAnh Nguyễn Văn Mạnh (Nhị Bình, Châu Thành) chế tạo máy lột vỏ dừa khô vận hành đơn giản, tiết kiệm thời gian gấp 5 lần so với lột tay.

Gia đình anh Mạnh (43 tuổi, ấp Hòa) trồng dừa xiêm uống nước đã hơn 40 năm, mỗi tháng cho thu nhập ổn định. Hai năm trở lại đây, dừa uống nước trên địa bàn giảm giá mạnh, gia đình chuyển sang trồng dừa xiêm loại to để lấy trái khô. Tuy nhiên, dừa khô sau khi thu hoạch chở đi bán tiếp tục được thương lái yêu cầu phải lột sạch vỏ, nếu không sẽ thu mua với giá thấp.

Anh Nguyễn Văn Mạnh trình diễn máy lột vỏ dừa do mình sáng chế. Ảnh: Huỳnh Văn Xĩ.

Anh Nguyễn Văn Mạnh trình diễn máy lột vỏ dừa do mình sáng chế. Ảnh: Huỳnh Văn Xĩ

Do việc lột vỏ dừa bằng tay vừa không an toàn, vừa mất công, cuối năm ngoái, anh Mạnh lên ý tưởng chế máy lột vỏ dừa. Là thợ điện, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí, anh Mạnh lên mạng tìm hiểu cách thức hoạt động của một số máy lột vỏ dừa khác, sau đó nghiên cứu cải tiến lại sao cho đơn giản và hiệu quả nhất.

Máy lột dừa gồm khung thép chính cao 70 cm, rộng 40 cm với hệ thống truyền động gồm một mô tơ 750 W kèm hộp giảm tốc cùng hệ thống nhông xích, 2 trục bóc tách vỏ, cần ép xoay trái dừa và công tắc điều khiển 2 chiều. Bộ phận quan trọng nhất của máy là 2 ống thép tròn đương kính 76 mm được hàn các thanh thép lá ngang 3 mm, cao 10 mm. Trong đó, một trục hàn 10 thanh, trục còn lại 5 thanh tạo thành gân chịu lực xen kẽ để bám và lột vỏ dừa.

Nguyên lý vận hành của máy cũng khá đơn giản. Sau khi bật công tắc khởi động, quả dừa khô sẽ được đặt vào giữa 2 trục lăn; người điều khiển một tay đè cần ép, tay còn lại quay cần để dừa xoay theo chiều quay của trục bóc, giúp vỏ dừa được bóc tách một cách dễ dàng.

Máy lột vỏ dừa có tổng chi phí 5 triệu đồng. Ảnh: Nam An

Máy lột vỏ dừa có tổng chi phí 5 triệu đồng. Ảnh: Nam An

Để tăng cường lực ép của 2 trục bóc vỏ theo nguyên tắc số mạnh (vòng quay chậm, lực ép mạnh), hệ thống truyền động từ mô tơ (qua hộp giảm tốc, hệ thống nhông xích) đến 2 trục được anh Mạnh thiết kế với tỷ số truyền là 1/60 (mô tơ quay 60 vòng kéo hộp giảm tốc và 2 trục quay một vòng).

Ngoài ra, anh cũng sử dụng công tắc điều khiển dùng cho máy tiện được thiết kế tiếp điểm đảo chiều, đề phòng khi dừa bị kẹt giữa 2 trục hoặc có sự cố bắt ngờ, người vận hành bật công tắc theo chiều ngược lại để khắc phục nhanh. Do sử dụng các ống, thanh sắt đã qua sử dụng, nên toàn bộ chi phí chế tạo máy chỉ khoảng 5 triệu đồng. Sau 2 tháng mày mò nghiên cứu, cuối năm ngoái máy lột vỏ dừa khô được hoàn chỉnh.

Nhờ có máy, dừa khô được lột vỏ nhanh gấp 5 lần so với lột tay, vừa đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, vỏ dừa lột ra sẽ dính liền nguyên mảng, nhà vườn có thể tái sử dụng để đậy gốc cây giúp giữ ẩm rất tốt.

Thợ điện chế máy lột vỏ dừa khô

Máy lột dừa trước và khi cải tạo cần ép đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Video: Nam An

Nam An

[ad_2]

Bạn quan tâm